Cà phê là tên gọi chung của tất cả các giống cây trồng có chứa hạt chứa caffeine trên thế giới. Ở Việt Nam, có hai loại cà phê phổ biến Arabica và Robusta. Hãy cùng chúng tôi phân biệt hai loại cà phê này xem chúng có đặc điểm như thế nào và giá cả ra sao, loại nào ngon hơn nhé!
Cà phê Arabica là gì?
Trên bản đồ các giống cà phê thế giới, cà phê Arabica có tên khoa học là Coffe Arabica. Với hàm lượng caffeine từ 1-2%, giống cà phê này được gọi với cái tên thân thuộc là cà phê Chè. Đây là giống cà phê khi được chế biến thành thành phẩm thì có nhiều hương vị quyến rũ người thưởng thức.
Giống cà phê Arabica được phát hiện lần đầu tiên ở phía Tây Nam của nước Ethiopia, Châu Phi. Sau đó, từ thế kỷ XVI chúng bắt đầu được đưa đi các nước khác trên thế giới. Hiện tại nơi trồng nhiều giống cà phê này nhất là Brazil và Colombia. Sản lượng của chúng cao nhất toàn thế giới.
Ở Việt Nam, cà phê Arabica được trồng tập trung ở vùng Cầu Đất, Lâm Đồng và lẻ tẻ ở một vài địa phương. Tuy vậy, giống cà phê này ở nước ta năng suất và chất lượng đều không được đánh giá cao.
Cà phê Robusta là gì?
Cà phê Vối là tên gọi mang đậm bản sắc Việt Nam của giống cà phê Robusta. Tên khoa học là Coffe Robusta. Dòng cà phê này có hàm lượng caffeine cao hơn hẳn, từ 2-4%. Hàm lượng caffeine cao hơn nên khi được chế biến thành thức uống, chúng có vị đậm gắt hơn và đây là thức uống được ưa chuộng tại thị trường trong nước Việt Nam.
Được trồng phổ biến ở Việt Nam nên loại cà phê này chiếm đến 90% tổng sản lượng của cả nước. Trên thế giới, giống cà phê Robusta có sản lượng cao thứ 2, sau cà phê Arabica.
Cập nhật giá cà phê Arabica và Robosta nhanh nhất tại: https://tinnhanong.com/gia-ca-phe-hom-nay/
So sánh cà phê Arabica và Robusta về đặc điểm sinh học:
Hãy cùng chúng tôi làm phép so sánh để thấy sự khác biệt về đặc điểm sinh học của cà phê Arabica và Robusta như thế nào nhé.
Điều kiện về khí hậu:
Giống cà phê | Độ cao thổ nhưỡng | Nhiệt độ trung bình | Lượng mưa trung bình |
Arabica | Từ 900m so với mực nước biển. | Từ 15 – 24 độ C | Từ 1200 – 2200mm |
Robusta | Từ 0 – 900m so với mực nước biển | Từ 18 – 36 độ C | Khoảng 2200 – 3000 mm |
Phân loại dựa trên hình dáng hạt cà phê:
Cà phê Arabica có hạt hình dáng dài hơn, bầu dục, phần khe tách giữa hạt lượn sóng.
Cà phê Robusta có hạt ngắn hơn, nhỏ hơn, tròn trịa hơn và phân phân giữa hạt tương đối thẳng hơn so với cà phê Arabica.
Căn cứ vào hàm lượng caffeine:
Hàm lượng caffeine của giống Robusta cao gấp đôi của cà phê Arabica. Theo nghiên cứu, hàm lượng trong cà phê Robusta chiếm từ 2-4% tổng khối lượng hạt. Trong khi đó, Arabica lại chỉ có 1-2%.
Các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất trong hạt cà phê của 2 loại này cũng khá khác nhau. Điển hình là lượng chất béo trong hạt cà phê Arabica chiếm 60% trọng lượng hạt và gấp đôi so với hạt của giống Robusta.
Căn cứ vào năng suất:
Đối với đặc điểm địa hình và khí hậu ở Việt Nam, giống cà phê Robusta có khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt. Đó chính là lý do mà năng suất của chúng cao hơn nhiều so với giống cà phê Arabica.
Với đòi hỏi về địa hình và nền khí hậu mát mẻ quanh năm, lại có sức chịu đựng thời tiết khắc nghiệt kém, do đó cà phê Arabica được trồng ở Việt Nam rất ít. Bên cạnh đó, năng suất của chúng cũng không cao so với giống cà phê đối thủ.
Sự khác biệt về chiều cao cây cà phê:
Cây cà phê Arabica có chiều cao hạn chế, chỉ từ 2,5 đến 4,5m.
Trong khi dó, cây cà phê Robusta thường có chiều cao trung bình từ 4,5m đến 6m. Do đặc tính này mà cà phê Robusta có thể lấy được nhiều ánh sáng, dinh dưỡng trong đất tốt hơn, sinh trưởng phát triển mạnh hơn so với cà phê Arabica. Thêm vào đó, có chiều cao tốt hơn nên nhiều cành hơn. Đó là các lý do năng suất của cà phê Robusta cao hơn.
Vùng trồng cà phê Arabica và Robusta:
Các nước trồng nhiều cà phê Arabica nhất trên thế giới chính là ở Nam Mỹ. Hơn 60% sản lượng giống cà phê này tập trung ở hai nước Brazil và Colombia. Một số nước khác cũng trồng nhiều giống cà phê này là Ấn Độ, Peru, Mexico, Guatemala…
Ngược lại, giống cà phê Robusta lại được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á. Điển hình là Việt Nam là quốc gia trồng nhiều và là nguồn xuất khẩu giống cà phê này lớn nhất thế giới. Ngoài Việt Nam, các nước như Indonesia và Philippine cũng có diện tích lớn trồng loại cây này. Một số nước của Trung và Tây Phi cũng có trồng cà phê Robusta.
Khác nhau về hàm lượng đường và chất béo:
Trên thị trường cà phê thế giới, cà phê Arabica được yêu thích hơn hẳn về hương vị. Một số nhà chuyên môn cho rằng điều đó là do trong giống cà phê này có chứa lượng đường và chất béo nhiều gấp đôi so với cà phê Robusta.
Phân biệt cà phê Robusta và Arabica loại nào thơm ngon hơn?
Với mùi hương và vị đặc trưng của mỗi giống, thật khó để nói loại cà phê nào ngon hơn.
Có thể bạn chưa biết:
- Cà phê rang xay ngon phổ biến hiên nay.
- Cà phê nguyên chất và cách pha.
Khác biệt hương thơm và mùi vị:
Nếu bạn là người sành thưởng thức cà phê, bạn sẽ thật dễ dàng phân biệt được hai loại cà phê Arabica và Robusta thật dễ dàng.
Với hàm lượng caffeine cao, ngay khi bạn nếm một chút cà phê Robusta, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm nhẹ nhưng vị đắng mạnh. Với những người có khướu giác mạnh, nhất là những chuyên gia về mùi vị, họ cho rằng trong cà phê Robusta có hương trái cây đọng lại trong cổ họng sau khi uống.
Cà phê Arabica lại có sự khác biệt về hương vị. Bạn có thể nhận thấy loại cà phê này có vị chua thanh đặc trưng ngay khi bạn uống thìa đầu tiên. Cảm giác sau đó là vị đắng nhẹ nhàng lan tỏa đánh thức các giác quan và khi đã nuốt xuống, hương vị đọng lại là mùi thơm nồng và vị béo ngậy quyến rũ.
Phân biệt màu sắc hạt cafe khi rang:
Ngay từ vẻ bề ngoài, hạt của hai loại cà phê này đã có sự khác nhau. Do đó khi rang chúng cũng có màu sắc khác nhau.
Theo đó, sau khi rang ở cùng một điều kiện nhiệt độ, hạt cà phê Robusta thường có màu đậm hơn so với cà phê Arabica. Sự khác biệt đó là do sự khác nhau về hàm lượng caffeine quyết định.
Để có thể kết luận rằng cà phê Arabica ngon hay cà phê Robusta ngon là không thể. Bởi điều đó tùy thuộc vào khẩu vị mỗi người. Chỉ có những lợi ích từ hạt cà phê mang lại cho thế giới loài người là không thể phủ nhận, đúng không?
Bật mí để bạn đọc biết thêm một thông tin thú vị nhé. Đó là rất nhiều người, để có thể thưởng thức được cả hai loại cùng lúc, người ta đã trộn hai loại cà phê này với nhau trong lúc pha. Bạn nhớ, lúc pha mới trộn chúng với nhau nhé, không trộn lẫn từ trước và để bảo quản, tránh bị hỏng do hàm lượng các chất của chúng là khác nhau.
Bạn cần thêm các thông tin về hai giống cà phê này, hãy liên hệ với Tin Nhà Nông để được tư vấn nhé.