Home Trồng trọtCây ăn quả Kỹ Thuật Trồng Cây Xoài

Kỹ Thuật Trồng Cây Xoài

by admin

Hiện nay, Xoài là trái cây ăn quả rất được ưa chuộng bởi vị thơm ngon, ngọt và có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây tinnhanong.net xin gửi đến bạn đọc kỹ thuật trồng cây xoài để cho năng suất tốt nhất.

Xoài là một loại trái cây ăn quả có vị ngọt tên khoa học là Mangifera Indica L thuộc họ Anacardiacae. Xoài có nguồn gốc ở Nam và Đông Nam Á được trồng hầu hết ở vùng nhiệt đới (Ấn độ, paskistan, Philipinese).

Quy trình kỹ thuật trồng Xoài cho năng suất cao

1. Giống trồng

Giống xoài hiện nay được trồng phổ biến bao gồm: xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, Xoài bưởi, xoài Khiêu xa vơi và xoài tứ quý. Trong 5 loại giống xoài này thì xoài Cát Hòa Lộc và xoài xử tứ quý là 2 giống xoài nổi tiếng nhất vì cho trái ngon, to, vị ngọt đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho nên được trồng rất nhiều hiện nay.

Xoài cát hòa lộc

Xoài cát hòa lộc

Còn lại 3 giống xoài cát chu, xoài bưởi và xoài khiêu xa vơi thì cho năng suất kém hơn như trái nhỏ (nặng trung bình từ 220 – 500g) vị không bằng 2 giống xoài kể trên.

Ngoài 5 giống xoài phổ biến trên, còn có các giống xoài truyền thống như: xoài hòn, xoài thanh ca, xoài xiêm xoài tượng…  trồng bằng hạt nhưng hiệu quả kinh kế  không cao nên không được trồng nhiều.

2. Đất Đai

Xoài có thể trồng trên rất nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là đất thịt pha cát có tầng lớp mặt đất dày, thoát nước tốt,  phải có tầng đất dày ít nhát 1.5 – 2m, có thủy cấp không nông quá 2,5m, pH từ 5,5 – 7,0 (đất có pH nhỏ hơn 5 cây sẽ kém phát triển) và cần có đê bao chống lũ triệt để cho vườn xoài.

3. Thời vụ

Xoài được trồng quanh năm nhưng được trồng nhiều hơn vào đầu mùa mưa (từ đầu tháng 5 đến tháng 11).

[blockquote align=”none” author=””]

Lưu ý:

Khi trồng xoài cần tránh thời tiết nắng nóng và rét đậm, sau khi trồng xoài cần phải đáp ứng đủ lượng nước tưới cho cây.

[/blockquote]

4. Chọn giống

Cây Xoài được nhân giống bằng rất nhiều phương pháp như gieo hạt, chiết cành, ghép.. nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp ghép.

Kỹ thuật trồng xoài cần đặc biệt chú ý đến khâu chọn giống

5. Cách trồng

Xoài là cây đại thụ, sống rất lâu từ 30 -50 năm,  chính vì thế có thể trồng thưa (khoảng cách từ 8m x 8m, 10m x 10m).

Trước khi trồng từ 1 – 3 tháng, cần đào hố vuông rộng 70 – 90 cm, sâu 50 – 70 cm. Bón phân lót cho 1 hố:

  • 20 – 30kg phân chuồng
  • 1 – 2kg super lân
  • 0,1kg kali
  • 0,3 – 0,5 kg vôi bột

Trộn đều phân với đất, lắp bằng miệng hố. Cần làm việc này trước khi trồng 1 tháng để Giúp cho hệ vinh sinh phát triển, các thành phần dinh dưỡng trong phân bón lót kịp phân hủy và sẵn sàng cung cấp cho cây

– Cách trồng: đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, rạch bỏ túi bầu nilon và đặt bầu cây vào giữa hố, lấp đất vừa bằng cổ rễ, nén chặt xung quanh. Sau đó cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc dây để tránh lay gốc làm chết cây.

Sau khi trồng tủ xung quanh gốc bằng rơm, rác mục và tưới nước giữ ẩm cho cây liên tục trong một tháng đầu để tạo độ ẩm cần thiết cho rễ phát triển. Sau trồng 1 tháng cây ổn định, rạch nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng, phát triển.

Khi cây phát triển được 3 cơi lá thì nên bấm bỏ đọt. Khi cây ra chồi thứ cấp, chọn 3 chồi phát triển mạnh nằm theo hình tam giác đều, bấm đọt như trên, để cho đến khi chồi non của 3 chồi này mọc ra đủ 3 cơi lá nữa thì bấm ngọn tiếp. Cứ thế bấm đọt đến lần thứ 3 thì thôi, để cho cây phát triển tự nhiên. Ở giai đoạn cây trưởng thành, nên cắt tỉa những cành mọc bên trong tán, cành quá gần mặt đất, cành sâu bệnh, cành không hiệu quả và cuống hoa, nhánh vụn của mùa trước.

6. Chăm sóc

  • Tưới nước:Trong thời kỳ cây còn nhỏ việc tưới nước có thể tiến hành quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho các đợt lộc non hình thành và phát triển. Đặc biệt trong thời gian đầu sau khi trồng mới, việc tưới nước cần phải duy trì từ 3-4 ngày/lần. Càng về sau số lần tưới càng ít đi nhưng phải duy trì được độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc. Để hạn chế bớt cỏ dại và ngăn cản quá trình bốc hơi nước ta nên dùng rơm rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc, tủ phần tán cây có bán kính 0,8-1m, và để trống phần diện tích cách gốc 20cm để hạn chế côn trùng, sâu bọ làm tổ, phá hoại gốc cây.
  • Làm cỏ:Thời kỳ đầu do bộ tán cây còn nhỏ nên các loại cỏ dại có điều kiện sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, làm cỏ cần phải tiến hành thường xuyên và là công việc tốn khá nhiều công sức. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm của từng vùng ta có cách thức xử lý cỏ phù hợp khác nhau. Nếu vườn chỉ có các loại cỏ lá rộng thân thẳng phát triển, việc diệt trừ cỏ sẽ đơn giản và đỡ tốn công hơn nhiều.

7. Bón phân

Có thể chia việc bón phân thành 2 giai đoạn, giai đoạn cây tơ và giai đoạn cây trưởng thành.

– Giai đoạn cây tơ: Hàng năm nên bón mỗi gốc từ 200-400g phân NPK và 16-16-8,200g phân urê, lượng phân này được chia ra làm 2 lần bón vào đầu và cuối mùa mưa.

Về cách bón, có thể bón theo lỗ hoặc rải đều xung quanh gốc theo phạm vi của tán và cách gốc từ 0,3-0,5m. Ngoài ra, nên bón bổ sung từ 1-3 kg phân KOMIX chuyên dùng cho cây ăn trái để bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cây xoài phát triển ổn định.

– Giai đoạn cây trưởng thành: Bón tối thiểu từ 2-5kg/cây loại phân NPK 16-16-8, từ 3-4 kg phân KOMIX, chia đều 2 lần bón vào đầu mùa mưa (lúc cây mang trái) và vào tháng 9-10 dương lịch (trước khi cây ra hoa). Lượng phân bón có thể tăng sau những năm trúng mùa để cây phục hồi sức cho trái năm sau.

8. Phòng trừ sâu bệnh

Các bệnh thường gặp ở xoài

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả. Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, những ngày có sương mù hoặc có mưa nhỏ kéo dài nhất là mưa đêm.

Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra

Cách phòng trị:

– Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).

– Cắt tỉa và tiêu hủy các lá, cành, trái bị bệnh.

– Không nên tưới nước lên tán cây khi cây bị bệnh

Bệnh phấn trắng: Do nấm Oidium mangiferae gây ra. Xâm nhiễm và gây hại lá, hoa, quả đặc biệt là hoa và chùm hoa.

Bệnh phấn trắng hại quả xoài

Cách phòng trị:

– Cắt tỉa cành, tạo tán cho cây phát triển mạnh, cung cấp phân bón đầy đủ.

– Thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh trong giai đoạn cây ra bông và đậu trái non.

– Có thể bao trái khi xoài hết giai đoạn rụng sinh lý (từ 35 – 40 ngày tuổi) để phòng ngừa nấm bệnh và tránh ruồi đục quả.

Bệnh muội đen: Do bài tiết của rệp.

Cách phòng trị:

Khi trong vườn có sự xuất hiện của rệp muội bùng phát mạnh thì sử dụng các loại thuốc BVTV Diazinon, Carbofuran, Fenobucarb để phun diệt trừ, chú ý phun kĩ trên những vùng bị bệnh nặng. Nhất là phun bên dưới bề mặt lá cần phải phun cho thật kĩ càng để loại bỏ hết chúng ra khỏi khu vườn.

Bệnh thối trái, khô đọt: Do nấm Diplodia natalensis gây ra.Bệnh gây hại trong điều kiện nóng ẩm, nhất là trong mùa mưa, ở phần đọt có những đốm nhỏ sậm màu, lan dần ra các cành non, cuống lá biến thành màu nâu, phiến lá cong lên. Cành khô và đôi khi có hiện tượng chảy nhựa.

Bệnh thối trái khô đọt trên cây xoài

Cách phòng trị:

– Khi thu hoạch nên chừa cuống trái khoảng 5cm, không làm xay xát trái trong khi thu hoạch cũng như lúc vận chuyển.

– Không thu hoạch trái lúc sáng sớm hoặc sau mưa.

– Dùng Boocđô phun định kì lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.

Bệnh da ếch: Do nấm Chaetothyrium sp gây ra. bệnh gây hại nặng trong điều kiện độ  ẩm cao Bệnh nhiễm rất sớm trên trái còn non, thường từ cuống trái sau đó lan dần xuống bên dưới.

Bệnh da ếch ở quả xoài

Cách phòng trị:

– Phải sử dụng bao trái.

– Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).

Rầy xanh Empoasca sp: Rầy tiết dịch gây bệnh mùa nóng, làm xoài kém phát triển. Thời gian hại mạnh từ tháng 10 năm trước đến tháng 6 năm sau

Cách phòng trị:

– Dùng Bassa 50 EC, Trebon 2,5 EC, Supracide 40 EC, Song mã 24,5 EC,…

Bệnh xì mủ trái: do Vi khuẩn  Xanthomonas campestris pv. Mangiferae gây ra.

Bệnh này có thể gây hại cả trái và lá xoài. Trên trái, có nhiều vết nứt ngả màu đen, có mủ rịn ra mang theo vi khuẩn. Trên lá, tạo ra các đốm đen có hình dạng bất định, tâm hơi xám, viền đen hơi gồ lên.

Vi khuẩn lây lan qua đường nước nên trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn xâm nhập vào trái qua các vết thương, vết chích của côn trùng (bù lạch, nhện đỏ, ruồi đục trái…

Bệnh xì mủ gây bệnh ở quả xoài

Cách phòng trị:

– Phải sử dụng bao trái.

– Không nên phun nước lên lá xoài khi cây bị bệnh để tránh lây lan bệnh ra cả vườn.

– Bảo tồn thiên địch để hạn chế nhện đỏ và bù lạch.

Bệnh nấm hồng: Do nấm Corticium salmonicolor gây ra. Bệnh gây hại trên thân, cành, nhánh. Đầu tiên trên mặt vỏ thân hay nhánh có tơ nấm trắng, sau đó tạo thành những mảng màu hồng. Đôi khi không thấy mảng màu hồng mà chỉ thấy các gai nấm màu hồng phát triển từ các vết ở vỏ thân hay nhánh.

Cách phòng trị:

– Tạo thông thoáng cho vườn (mật độ cây trồng hợp lý, tỉa cành tạo tán).

– Cắt bỏ và tiêu hủy các nhánh nhiễm bệnh.

Các sâu hại xoài thường gặp

Sâu đục trái: (Noorda albizonalis):

Bướm đẻ trứng trên trái xoài non (30-45 NSĐT) ở phần đít trái, sâu có khoang trắng đỏ trên lưng, sâu non đục một lổ nhỏ và chui vào trong ăn phần thịt trái, sâu lớn tấn công vào ăn hạt xoài, vết đục tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối trái, trái non rụng nhiều, cắt trái xoài có sâu nằm bên trong.

Cách phòng trị:

– Phải sử dụng bao trái.

– Thu gom những trái bị hại đem tiêu hủy.

Rệp sáp: (Pseudoccoccus sp):

Rệp sáp phấn trắng

Có nhiều loài rệp sáp gây hại trên xoài nhưng quan trọng là loài gây hại trên trái vì chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất và giá trị của trái.

Rệp sáp ở mặt dưới lá, chích hút nhựa lá non, cuống trái, chất thải của rệp tạo điều kiện nấm bồ hống phát triển làm cho trái chậm lớn.

Cách phòng trị:

– Bảo tồn thiên địch như: ong ký sinh và bọ rùa … để hạn chế rệp sáp.

– Phun thuốc hóa học như : dầu khoáng DS 98.8 EC, Admire 050 EC, Supracide 40 EC.

Ruồi đục quả xoài (Bactrocera dorsalis):

Ruồi đục quả xoài

Ruồi trưởng thành màu vàng, cánh trong, hoạt động vào ban ngày, đẻ trứng lên quả phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt quả, trứng hình quả chuối màu trắng ngà sau chuyển sang màu vàng nhạt. Giòi nở ra đục vào trong ăn thịt trái, vỏ trái nơi ruồi đục vào có màu đen, mềm, ứ nhựa, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái và có thể bị rụng hoặc vẫn đeo trên cây.

Cách phòng trị:

– Phải sử dụng bao trái.

– Không trồng xen các loại cây ăn trái khác trong vườn xoài.

– Thu, hái và đem tiêu hủy toàn bộ trái rụng trên mặt đất và trái còn đeo trên cây vì là nơi ruồi lưu tồn.

– Dùng feremone dẩn dụ để giết ruồi đực.

– Phun mồi protein thủy phân: Do ruồi cái thích ăn protein để phát triển trứng, ruồi đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi protein để diệt ruồi. Pha 4cc Malate 73 EC với 55cc mồi protein trong 1 lít nước. Phun 200cc hổn hợp này cho 1 cây, phun theo từng điểm, để dẫn dụ và diệt ruồi. Đây là phương pháp hiệu quả và phù hợp với sản xuất trái cây theo hướng an toàn và khuyến cáo áp dụng đồng loạt cả khu vực.

Bọ cắt lá (Deporaus marginatus):

Bọ cắt lá

Thường gây hại nặng trong vườn ươm cây con hoặc ở vườn xoài mới ra đọt non vào mùa khô. Thành trùng là bọ cánh cứng màu nâu vàng, đầu và ngực màu đỏ cam, miệng là cái vòi dài. Thành trùng thường đẻ trứng trên bìa lá non vào ban đêm, sau đó bọ cắn lá như cắt ngang chừa 1/3 lá trên cây, trứng sẽ theo 2/3 lá cắt rơi xuống đất, sau 2 ngày ấu trùng sẽ nở ra, ăn phần lá rơi và hóa nhộng dưới mặt đất. Bọ cắt lá gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và ra hoa rất lớn, do làm giảm diện tích lá trên chồi.

Cách phòng trị:

– Điều khiển cây ra đọt non đồng loạt.

– Thu dọn các lá bị hại trong vườn đem tiêu hủy.

Nhện đỏ (Oligonichus sp.):

Lá xoài bị nhện đỏ gây hại

Sống tập trung ở mặt dưới những lá đã chuyển sang màu xanh, chích hút dịch lá, trái làm cho lá có màu đồng hoặc xám bạc và làm vỏ trái sần sùi gây hiện tượng da cám. Dọc gân chính của lá có nhiều vết lấm tấm nhỏ, đó là lớp da củ của nhện sau lột xác còn để lại. Nhện đỏ phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng, quan sát kỹ mặt dưới lá sẽ thấy chúng di chuyển.

Cách phòng trị:

– Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá.

– Bảo tồn thiên địch để hạn chế được sự bộc phát của nhện.

– Khi mật số nhện cao, có thể sử dụng thuốc hóa học để phòng trị.

Bọ trĩ (Bù lạch) (Scirtothrips dorsalis Hood):

Bọ trĩ gây bệnh cháy lá

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ 0,1-0,2 mm, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Cả con trưởng thành và ấu trùng đều tập trung ở bộ phận non của cây như đọt non, lá non, hoa và trái để chích hút nhựa. Trên lá non làm lá thâm đen và cong queo, mép lá cụp xuống, trên trái tạo thành vùng da cám xung quanh cuống trái và tạo vết thương giúp vi khuẩn xâm nhập gây bệnh xì mủ trái, gây hại nặng có thể làm cho cả hoa xoài cháy khô. Bù lạch phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng và sinh sản rất nhanh nên rất mau kháng thuốc.

Cách phòng trị:

– Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá.

– Dùng dầu khoáng DS 98.8 EC + Actara 25 WG phun lúc cây ra đọt và lá non giúp ngừa được cả rầy bông xoài và sâu đục đọt xoài, không phun dầu khoáng giai đọan hoa đang nở. Phun đồng loạt trên khu vực rộng sẽ có hiệu quả cao hơn.

– Phun thuốc hóa học: Nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học và tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.

[blockquote align=”none” author=””]*Lưu ý: cần phải thường xuyên luân phiên các nhóm thuốc với nhau để ngăn chặn hiện tượng kháng thuốc.[/blockquote]

9. Thu Hoạch và sau thu hoạch

– Thu hoạch: Khi quả già, vỏ quả hồng sáng, độ chín đặc trưng của giống thì thu hoạch. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả). Lúc thu hoạch trái nên để cuống dài từ 5-10 cm để tránh không bị chảy nhựa làm tăng giá trị thương phẩm.

– Sau thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Chúc bà con thành công!

 

Related Posts

Leave a Comment