Có phải bà con đang lo sợ rằng bơ khó trồng, khó chăm sóc, chưa biết kỹ thuật chăm sóc cây bơ như nào cho cây sinh trưởng tốt, ra trái hiệu quả không? Thông qua bài viết này, Tin Nhà Nông xin hướng dẫn bà con những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ hiệu quả, giúp bà con có thêm nhiều mùa vụ bơ bội thu.
1. Giới thiệu về cây bơ
1.1. Nguồn gốc của cây bơ
Bơ được phát hiện và trồng rộng rãi đầu tiên tại Mexico và khu vực Trung Mỹ. Theo nhiều nguồn nghiên cứu, bơ có nguồn gốc chính tại vùng Puebla của Mexico.
Trên thế giới hiện nay có các quốc gia ở Trung Mỹ, Mexico và một số quốc gia thuộc Đông Nam Á như Thái Lan, Philipin và Việt Nam trồng nhiều bơ. Ở Việt Nam các tỉnh như khu vực Tây Nguyên, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước và Đắk Lắk là những tỉnh trồng bơ chủ lực của nước ta.
Bơ là loại cây cận nhiệt đới , cao khoảng 20m, lá dài trung bình khoảng 12 – 25cm. Một số loại bơ ngon tại Việt Nam như Bơ tứ quý, bơ booth, bơ hass, bơ reed, bơ 034, bơ 035 và bơ Fuerte. Bơ là loại quả đòi hỏi cần có kỹ thuật chăm sóc cây bơ tốt nên dù ở Việt Nam trồng khá nhiều bơ nhưng về hiệu quả cho ra trái hàng năm chưa được cao.
1.2. Giá trị dinh dưỡng của bơ
Theo nghiên cứu trong bơ các các chất như chất đạm, chất béo, tinh bột, sát, các loại vitamin, kali, beta – caroten, một số chất axit có lợi cho sức khỏe và folat. Chính vì có rất nhiều những chất có lợi cho sức khỏe nên bơ có rất nhiều công dụng mà có thể bạn chưa biết:
- Giảm khả năng phòng ngừa, chống các loại ung thư. Đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.
- Nâng cao sức đề kháng.
- Phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch.
- Bảo vệ mắt và da dưới ánh sáng xanh của thiết bị điện tử và ánh sáng mặt trời.
- Tăng sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi
- Chống trầm cảm
- Hỗ trợ sức khỏe tinh thần
Tìm hiểu thêm:
- Thông tin về cây bơ và nên trồng bơ nào hiệu quả.
- Cập nhật bảng giá quả bơ mới nhất hôm nay.
2. Kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc cây bơ
2.1. Kỹ thuật trồng cây bơ
Nói đến kỹ thuật trồng cây bơ bà con nên quan tâm đến các vấn đề gồm có: đất trồng cây như thế nào, giống cây trồng, mật độ trồng cây và quá trình trồng cây bơ như thế nào là chuẩn nhất. Đây là nền tảng để giúp cây bơ phát triển tốt và sau khi cho trái cũng sẽ dễ dàng thu hoạch hơn.
Đất trồng bơ
Loại đất phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và kết trái của bơ là loại đất đỏ bazan, độ Ph từ 5 – 6 (nếu đất đã từng trồng cà phê thì nên khử bằng vôi) nên cũng chính vì vậy khu vực Tây Nguyên, Đắk Lắk là tỉnh trồng nhiều bơ nhất cả nước.
Giống cây bơ
Giống cây bơ nếu là giống ghép cần ghép đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt ngay từ khi ghép sẽ giúp cây có khả năng tăng trưởng tốt, thích nghi tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu trồng cây bằng hạt phân ly cũng rất tốt, giai đoạn sau cây lớn khá nhanh và chỉ mất thời gian trong giai đoạn ươm là lâu nhất.
Mật độ tốt nhất để trồng bơ
Mật độ lý tưởng nhất để trồng bơ là 8m x 7m hoặc 9m x 6m.
Cách trồng bơ
Bước 1: Đào hố. Hố trồng cà phê theo kích thước 60cm x 60cm x 60cm.
Bước 2: Rải khoảng 0,5 kg phân lân và khoảng nửa cân vôi để làm sạch đất, khử chua.
Bước 3: Sử dụng dao rạch đáy túi bầu cây bơ, cắt bỏ phần rễ cây mọc ra ngoài bầu đất. Sau đó đặt bầu cây vào hố đã đào căn cho bầu cây cao hơn mặt đất khoảng 5cm, cây hướng về phía gió thổi và lấp đất là hoàn thành quy trình trồng cây.
Nếu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa to, hay nắng gắt cần che chắn và bảo vệ cây. Vì cây mới trồng sẽ rất non, yếu nếu không được che chắn cây sẽ chết.
2.2. Kỹ thuật chăm sóc cây bơ
Kỹ thuật chăm sóc cây bơ mới trồng
Như đã nói ở trên cây bơ mới trồng cần che chắn để bảo vệ cây để cây không gãy, hay chết.
Ngoài ra khi cây đã cứng cáp, bắt đầu bước vào giai đoạn sinh trưởng (khoảng sau 20 – 30 ngày) sẽ tiến hành bón thúc cho cây. Mỗi cây cần khoảng 3 – 4 kg/gốc và nên chia thành 5 – 6 lần bón.
Chú ý tưới nước đầy đủ để giúp cây có đủ nước, không bị khô hạn. Có thể ủ gốc giữ phần đất ẩm xung quanh cho cây bơ trong mùa khô.
Kỹ thuật chăm sóc cây bơ đã phát triển và đang sinh trưởng tốt
Phân bón nên tưới bón 4 – 5 lần/ năm. Cây đã cho quả cần bổ sung thêm lượng phân kali cho quả ngọt, thơm và phát triển đều. Từ năm thứ 9 trở đi cây sẽ cần lượng phân bón đều đặn, trước đó bà con phải xem xét tình trạng và thời điểm mà ước lượng lượng phân bón cần thiết cho cây.
Nên tỉa và tạo cành cho bơ khoảng 2 – 3 lần/năm. Kỹ thuật chăm sóc cây bơ này sẽ hỗ trợ bà con dễ dàng thu hoạch bơ hơn và tán cây phát triển đều, thông thoáng giúp cây phát triển tốt hơn.
3. Kỹ thuật chăm sóc cây bơ ra hoa
Thời điểm cây ra hoa rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng đậu quả của cây. Bà con cần chú ý các điều sau:
Nếu đất trồng cây chưa được cải tạo tốt, thiếu nhiều chất dinh dưỡng cần tưới loại phân vi lượng trước khi cây ra hoa vào đầu mùa mưa.
Sau khi một mùa vụ kết thúc, cần phải dọn cỏ quanh cây trước khi tiến hành cắt tỉa cành, bón phân và cấp ẩm đầy đủ cho cây thì cây mới có đủ dinh dưỡng để ra hoa. Trước khoảng 20 cây ra hoa cần bón phân thêm một lần nữa cho cây bơ ra hoa đều. Nếu cảm thấy hoa trổ thưa hoặc không đều giữa các tán cây thì có thể sử dụng thêm loại phân Kali Nitrat.
Trong giai đoạn ra hoa và thụ phấn, nếu thấy cây có dấu hiệu màu lá hơi vàng thì nên tưới nước thường xuyên hơn hơn và bón thêm phân cho cây bơ đủ chất dinh dưỡng.
Sau khi cây bơ đã ra hoa đều sẽ tiến hành bón thúc NPK theo công thức 7:17:12 TE và kết hợp tưới nước đều đặn giúp tăng khả năng đậu trái.
Bơ chuẩn bị đậu quả sẽ thay đổi bón theo công thức 14:10:17 TE, bón phân lá để cho ra những quả bơ chất lượng nhất.
4. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây bơ
Để phòng trừ sâu bệnh trên cây bơ, người trồng bơ phải nắm rõ kỹ thuật chăm sóc cây bơ từ giai đoạn trồng cho đến khi cây sinh trưởng tố sẽ làm hạn chế các loại bệnh xuất hiện trên cây bơ.
Để giúp bà con nông dân dễ dàng thực hiện các kỹ thuật chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh tốt hơn Tin nhà nông sẽ chia sẻ cho bà con các dấu hiệu nhận biết bệnh phổ biến hay gặp trên cây bơ.
Bệnh sâu cắn lá
Bệnh sâu cắn lá được tạo ra do hai loại sâu Seirarctia echo và Feltia subterrania. Loại sâu này sẽ phá mầm cây non, giảm sự tưởng trường của cây. Chú ý đế phần lá, cành và vỏ của phần thân cây sẽ thấy loại này.
Với loại bệnh này bà con nên tham khảo ý kiến của những người bán thuốc sâu và nói rõ tình trạng bệnh của cây. Bà con mua thuốc về và phun theo đúng chỉ dẫn.
Cây bơ bị thối rễ
Thối rễ là bệnh thường gặp ở bơ, đặc biệt với các cây bơ mới trồng. Tình trạng thối rễ ở cây là do nấm Phytophthora cinnamomi có ở vùng đất có thủy cấp cao, khi chúng có điều kiện xâm nhập vào rễ sẽ làm rễ cây bị thối và dẫn đến tình trạng cây bị chết.
Cách hạn chế cây bơ bị thối rễ:
- Ngăn ngừa ngay từ khi bắt đầu trồng và ghép bằng cách chọn các cây con khỏe mạnh, có khả năng chống chịu tốt. Kỹ thuật chăm sóc cây bơ cũng rất quan trọng nhưng cần có một cây con khỏe thì mới có thể sinh trưởng nhanh chóng.
- Lưu ý không dùng nguồn nước từ những vườn bơ đang bị bệnh để tưới nước cho cây bơ đang khỏe mạnh. Nguồn nước cũng có thể là một vấn đề dẫn đến tình trạng thối rễ.
- Tẩy uế nông cụ tỉ mỉ trước khi sử dụng và sau khi dùng.
- Phát hiện các vết ố trên thân cây, cạo sạch phần đó và dùng vôi đặc để xử lý. Nếu cây đã chết thì bà con hãy đào bỏ, tránh trường hợp bệnh bị lan rộng.
Cây bơ bị héo rũ
Bệnh này cũng do một loại nấm gây ra. Ban đầu cây bị héo rũ phần lá, lá sẽ vàng nhưng khó rụng. Sau vài tháng cây sẽ mọc ra ra những cành mới, cây lại có thể phát triển bình thường.
Tuy nhiên, tình trạng cây bị héo sẽ ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả năng suất của cây bơ. Vì những cành đã héo thì không thể cho quả mà còn mất thêm thời gian để xử lý và chờ cây mọc ra cành khác.
Cách xử lý và phòng ngừa bệnh:
- Cắt bỏ kỹ các nhánh cây bị bệnh và đã chết.
- Xen lẫn việc sử dụng thuốc hóa học để loại trừ nấm, cho cây hết bệnh triệt để.
- Không chọn vùng đất ẩm, úng thủy để trồng bơ.
Bệnh đốm lá trên cây bơ
Bệnh đốm là là tình trạng bệnh nấm xuất hiện trên lá, quả có hình dạng khá giống hình tròn, những đốm bệnh thường sẽ có màu nâu. Cây bơ, quả bơ mắc bệnh đốm lá sẽ mất giá trị, bị thương lái ép giá bán.
Bệnh đốm lá có thể xử lý bằng cách sử dụng các loại thuốc hóa học. Bà con chỉ cần nói tình trạng cây cho những người bán thuốc, người bán thuốc sẽ tư vấn và bán cho bà con loại thuốc phù hợp.
Phòng ngừa bệnh đốm lá cho cây:
- Tỉa cành thưa, cho vườn thông thoáng
- Phun thuốc phòng trừ nấm để tránh trình trạng cây bị bệnh do các loại nấm gây ra.
Ngoài ra trên cây bơ còn có thể gặp một số các bệnh khác như khô cành, rầy bông, sâu cuốn lá. Bà con nên để ý, nếu thấy tình trạng bệnh nên xử lý sớm, tránh lây bệnh cho cả vườn cây. Kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc cây bơ của bà con tốt, nắm chắc kiến thức có thể hạn chế tất cả các loại bệnh trên cây bơ, cho cây một điều sinh trưởng phát triển tốt.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc cây bơ, nhận biết và phòng ngừa bệnh cho cây bơ mà bà con nên biết. Tin nhà nông hy vọng đã cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích và cần thiết. Chúc bà con có nhiều vụ mùa bội thu!