Cách bổ sầu riêng như thế nào để dễ dàng đối với người lần đầu tiếp xúc là một câu hỏi nhiều người gặp phải. Hãy cùng nghiên cứu bài viết của Tin nhà nông nhé để biết cách bổ sầu riêng khi cần thiết nhé.
Đánh giá sầu riêng.
Sầu riêng là loại quả như thế nào?
Đối với người dân ở các nước Đông Nam Á và Đông Á ( Trung Quốc, Hàn Quốc…), sầu riêng được coi là vua của các loại quả. Không phải ngẫu nhiên mà sầu riêng được vinh danh như thế.
Với hương thơm đặc trưng và độ ngọt, béo ngậy, quả sầu riêng mang đến cho thực khách sự hấp dẫn không loại quả nào sánh kịp.
Về hàm lượng dinh dưỡng, theo các nhà nghiên cứu, trong phần cơm thịt của quả sầu riêng có chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể con người như: vitamin A, B, C; canxi, sắt, đồng, phốt pho, kali, đường, nước, chất béo, chất xơ, đạm… Nếu có điều kiện, một người lớn với cân nặng trung bình chỉ cần ăn khoảng 200g thịt sầu riêng mỗi ngày là đã nạp đủ năng lượng cho cả ngày dài.
Giá trị kinh tế từ quả sầu riêng mang lại.
Hiện nay, giá sầu riêng đang được đánh giá là loại quả có giá trị kinh tế cao nhất trong số các loại quả được trồng rộng rãi. Đặc biệt, có những giống sầu riêng quý hiếm, chỉ những gia đình có kinh tế tốt mới dám xuống tay chi mua.
Về thời gian chăm sóc và thu hái, trồng sầu riêng không cần phải chăm sóc cầu kỳ tỉ mỉ. Chỉ cần giữ ẩm tốt và thoát nước tốt cho cây. Cây có thể bị bệnh nhưng nếu biết bệnh thì chữa trị khá dễ. Bên cạnh đó, cây cho thu hoạch thường từ 15 đến 25 năm kể từ năm đầu tiên cho trái. Đây là thời gian cho trái kéo dài so với các loại cây ăn quả khác.
Tìm hiểu cấu trúc múi sầu riêng và cách chọn sầu riêng ngon.
Cách bổ sầu riêng cần nghiên cứu cấu trúc quả.
Quả sầu riêng có cấu trúc bao gồm các phần: phần bỏ cứng với gai nhọn bao xung quanh; phần thịt và phần hạt. Phần thịt quả sầu riêng bao xung quanh hạt chính là phần được sử dụng làm thực phẩm với mùi thơm đặc trưng và vị béo ngậy.
Một quả sầu riêng thông thường có từ 3-6 múi. Mỗi múi sầu riêng thường có từ 1-3 hạt với phần thịt bao quanh và được phần vỏ cứng bao bọc bên ngoài.
Cách lựa chọn quả ngon và dễ bổ.
Để lựa chọn được trái sầu riêng ngon và dễ bổ, cần căn cứ vào hình dáng bên ngoài. Một trái sầu riêng có các múi phân chia rõ ràng, đều đặn là trái sầu riêng sẽ cho các múi cơm thịt đều nhau.
Mỗi giống sầu riêng có thể có màu sắc xanh, vàng nhạt, vàng đậm khác nhau khi chín. Tuy nhiên, tất cả các giống sầu riêng khi chín đều có vết nứt nhẹ ở phần chóp quả và có mùi thơm đặc trưng.
Với quả sầu riêng già, gai sẽ nở to, cứng và đầu gai hơi tròn. Bạn không nên chọn quả gai nhọn hoắt bởi đó là qu chưa chín. Bạn có thể thử bằng cách lắc quả sầu riêng, nếu bạn cảm thấy bên trong lỏng lẻo, nghĩa là quả sầu riêng đó đã già.
Sầu riêng là loại quả ăn ngon nhất khi đã già và rụng xuống. Do đó, hãy nhớ chọn quả sầu riêng còn nguyên cuống ( khi rụng chúng vẫn giữ nguyên cuống). Nếu cuống còn tươi và thơm thì quả là bạn đã chọn được quả sầu tươi ngon. Nếu cuống bị héo hoặc mất cuống thì có thể đó là quả chưa chín và bị chặt xuống để chín ép nhé.
Cách bổ sầu riêng chuẩn nhất.
Có hai cách bổ sầu riêng nhanh, dễ dàng với những dụng cụ bổ sầu riêng đơn giản và không bị gai đâm. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn cách bổ sầu riêng chúng tôi đề cập dưới đây nhé:
Cách bổ sầu riêng bằng dao.
Để có thể bổ được quả sầu riêng mà không bị gai đâm để thưởng thức cùng người thân, bạn cần công cụ là gang tay dày và dao có đầu nhọn.
Đây là cách bổ sầu riêng được hầu hết mọi người sử dụng. Đầu tiên, bạn cần xác định trên quả sầu riêng có những đường kẻ mảnh. Đường kẻ này chính là đường ở giữa múi sầu. Nếu quả sầu riêng già thì đường kẻ này khá rõ nét. Nếu quả sầu non thì sẽ khó tìm hơn. Đường kẻ này chạy từ phần cuống của quả sầu đến phần chóp của nó.
Khi đã xác định được đường kẻ này, bạn đi găng tay, lách mũi dao vào đường kẻ phần chóp của quả sầu. Nếu quả sầu riêng già, bạn sẽ rất dễ dàng đưa đầu mũi dao vào sâu bên trong quả. Sẽ khá khó để bạn đưa được mũi dao vào nếu quả sầu chưa chín hoặc bạn đã xác định đường kẻ không đúng.
Sau khi đã đưa được đầu mũi dao vào đường phân định múi theo cấu trúc quả, bạn sẽ rất dễ dàng để cắt toàn bộ múi đó theo chiều dọc từ chóp đến cuống quả. Bạn làm tiếp với đường kẻ đối diện hoặc sát bên. Sau đó bạn dùng lực để tách múi, và nhẹ nhàng lấy phần cơm thịt ra. Bạn làm tiếp cho đến hết tất cả các múi trên quả sầu riêng nhé.
Với nhiều người có kỹ năng và biết cách bổ sầu riêng, họ không cần dùng dao mà chỉ cần dùng vật cứng, đủ để làm lực bẩy để tách vỏ sầu riêng là đã có thể lấy được cơm của sầu riêng
Cách bổ sầu riêng không dùng dao.
Có một cách bổ sầu riêng mà không cần dùng dao dành cho những quả đã chín kỹ. Đó là bạn chỉ cần cầm cuống quả sầu riêng đập mạnh phần chóp quả xuống vật cứng. Trái sầu già sẽ tự động nứt theo các đường kẻ. Lúc này bạn chỉ cần dùng lực tay ( nhớ đeo bao tay tránh bị gai đâm nhé) để tách vỏ sầu riêng ra để lấy cơm là được.
Cách bảo quản sầu riêng khi không ăn hết.
Khi bạn cần bảo quản sầu riêng, cần phân định các yếu tố: độ chín, thời gian bảo quản.
Đối với sầu riêng nguyên quả chưa chín, để bảo quản trong điều kiện bình thường ở nơi thoáng khí, không nóng, không lạnh và có thể lót bằng các phương tiện tránh bị hấp hơi nước gây hỏng quả. Vài ngày sau sầu riêng chín là có thể bổ để ăn.
Đối với sầu riêng đã chín, để đảm bảo độ ngon, bạn cần ăn ngay. Nếu không ăn hết, bạn nên bổ ra, lấy phần cơm thịt và cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và nên ăn trong khoảng 7 ngày để đảm bảo độ ngon.
Nếu quá nhiều sầu riêng và muốn lưu trữ để có thể ăn lâu dài, bạn có thể lấy phần cơm, cất vào hộp ( tốt nhất là hút chân không) và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Với cách này, bạn có thể có sầu riêng ăn quanh năm.
Với hai cách bổ sầu riêng mà chúng tôi giới thiệu, hẳn là bạn sẽ không bị bối rối khi có người thân nhờ bổ rồi chứ? Chỉ cần bạn tự tin vào cách mà bạn lựa chọn là có thể mang được những múi cơm sầu thơm ngon cho mọi người rồi.