Bơ không những được biết đến là siêu thực phẩm với những tác dụng tốt cho sức khỏe mà nó còn là loài cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện nay người ta thường sử dụng cách ghép cây bơ thay vì trồng bơ bằng hạt như trước kia để tăng được năng suất của bơ. Hãy cùng Tin nhà nông tìm hiểu về cách ghép cây bơ sao cho chi tiết và chính xác nhất nhé!
Giới Thiệu Về Trái Bơ Và Một Số Giống Bơ Khác Nhau
Giới thiệu về trái bơ
Bơ là loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate và có chất béo tốt đem lại cho người dùng nhiều tác dụng tốt về mặt sức khỏe. Hơn thế nữa, Bơ còn là thức ăn hoàn hảo cho tất cả mọi người vì chúng không chứa gluten.
Mỗi năm trung bình một cây bơ có thể ra khoảng 120 trái. Khả năng sản xuất của một vườn bơ có thể lên đến 20 tấn/1 hecta mỗi năm.
Bơ là loại cây không ưa khí hậu vùng lạnh, chúng chỉ phát triển vùng nhiệt đới và ôn đới. HIện nay ở Việt Nam, bơ được người dân Tây Nguyên trồng nhiều và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trong đó phải kể đến Đắk Lắk và Lâm Đồng là những tỉnh trồng được những giống bơ ngon, dẻo và đạt chất lượng cao.
- Xem thêm: Các loại bơ ngon nên trồng không thể bỏ qua.
Một số giống bơ khác nhau
Chất lượng và năng suất của mỗi giống bơ là khác nhau, và chúng đều có hương vị riêng. Hiện nay, có thể kể đến một số giống bơ phổ biến:
- Bơ 034
- Bơ Hass
- Bơ Sáp
- Bơ Tứ Quý
- Bơ Booth
- Bơ Reed
- Bơ Fuerte
Nhiều giống bơ là thế nhưng bơ chỉ chia làm 3 chủng chính:
- Chủng Mexico: có hàm lượng chất béo cao, quả nhỏ, hạt lơn.
- Chủng Guatemala: Vỏ sần sùi, có màu sẫm và hàm lượng chất béo thấp hơn so với chủng bơ Mexico
- Chủng West Indian: Quả to nếu trồng ở điều kiện tốt và có vẻ ngoài đẹp
Các Bước Kỹ Thuật Để Ghép Cây Bơ
Nêm chồi là gì? Cách chọn chồi bơ để ghép như thế nào?
Nêm chồi là phần ngọn của cây, nơi để ta có thẻ dùng để ghép vào cây khác hoặc vị trí khác của cây sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Người ta thường vát nhọn phần dưới của chồi để có thể tăng diện tích tiếp xúc của các mạch sinh trưởng và phần vỏ. Ngoài ra, việc vót nhọn này còn giúp cho việc cố định chồi tốt hơn.
Phần chồi được coi là đạt yêu cầu đối với cây bơ phải là những chồi bánh tẻ, không quá non cũng không quá già. Vỏ phải còn màu xanh, chưa hóa gỗ. Người ta thường lấy chồi ở đầu cành do nó chứa nhiều mắt ngủ.
Không nên bón phân trước khi ta chuẩn bị lấy chồi và phải quan sát kĩ xem chồi có dấu hiệu nấm hay bị côn trùng cắn phá hay không.
Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi ghép
- Dao ghép: Cách ghép cây bơ có thể dùng dao rọc giấy hay dao ghép chuyên dụng. Dao cần sắc bén, lưỡi phải mỏng, vết cắt ngọt.
- Dây ghép: Nên mua tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp để đảm bảo chất lượng, chọn loại nilon mỏng, độ đàn hồi cao. Nếu số lượng không nhiều thì bà con cũng có thể tận dụng các túi nilon có sẵn ở nhà.
Hướng dẫn kỹ thuật ghép chồi bơ
- Bước 1: cắt ngang phần thân của gốc cần ghép. Chọn vị trí cắt phù hợp, hãy đảm bảo vết cắt không quá non cũng không quá già. Sau đó dùng dao xẻ dọc thân ghép chừng 1cm.
- Bước 2: Loại bỏ tất cả lá của chồi bơ, tiếp theo là vát nhọn bên dưới chồi theo hình chữ V.
- Bước 3: Ta đặt chồi bơ theo hướng thẳng lên trên vào phần thân được chẻ dọc từ trước. Cách ghép cây bơ này cần phải đúng và thực hiện một cách nhanh chóng, nếu thực hiện thao tác này nhiều lần sẽ hư hại đến phần mạch dẫn bên trong.
- Bước 4: Sau khi thực hiện cách ghép cây bơ, ta nên dùng dây quấn chặt lại nơi tiếp xúc của gốc ghép và chồi ghép. Việc này vô cùng quan trọng, nó giúp bảo vệ phần chồi bị ghép hạn chế bị gió lay hoặc bị nước làm hư hỏng.
Các Bước Chăm Sóc Cây Bơ Sau Khi Thực Hiện Kỹ Thuật Ghép
Khi chồi bật mầm thì ta nên bỏ phần túi nilon chụp bên ngoài. Đối với cây ghép trong môi trường vườn ươm, ta nên đặt cây ở nơi thoáng mát, cao ráo và đặc biệt phải tránh ánh nắng mặt trời.
Để tránh cây bị héo chồi thì nên tưới đủ nước. Tuyệt đối không được bón phân khi cây chưa có mầm hoặc liền vết ghép. Cần vệ sinh môi trường xung quanh rồi mới cho cây ghép ra trồng để tránh hiện tượng nấm bệnh tấn công làm tổn thương đến chỗ ghép.
Khi chồi phát từ các mắt ngủ đạt chiều dài khoảng 5cm thì ta giữ lại 1-2 chồi được coi là khỏe mạnh nhất. Khi vết ghép có đâu hiệu lành thì hãy dùng dao rọc giấy gỡ bỏ dây ghép để hạn chế các vết hằn vào thân cây làm chồi yếu hoặc dễ đổ.
Ta nên đặt cây bơ vừa ghép tại nơi đủ thoáng mát và có nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra nên làm thêm giàn che mát để hạn chế ánh nắng mặt trời tác động đến cây.
Xem thêm:
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc bơ đạt hiệu quả cao.
- Cập nhật bảng giá quả bơ mới nhất hôm nay.
Một Vài Lưu Ý Nhỏ Khi Tiến Hành Kỹ Thuật Ghép Cây Bơ
Nên xếp cây đã ghép hoàn chỉnh thành hàng để dễ dàng chăm sóc và tưới nước
Hạn chế ghép vào mùa đông vì vào mùa này chồi sẽ lâu nảy mầm hơn, có thể lên đến 30-40 ngày
Sau 45 ngày,ta có thể bón thêm cho chồi phân đạm xanh hoặc Npk được pha loãng để giúp chồi mau lớn. Ta cũng cần phải thường xuyên kiểm tra các chồi mọc vượt từ gốc ghép và vặt bỏ hoàn toàn để tránh tình trạng cạnh tranh với chồi ghép
Khi chồi mới nảy mầm, ta nên phun các loại thuốc trừ sâu để xua đuổi và hạn chế các loài côn trùng phá hoại như nhện đỏ, bọ xít muỗi, rệp sáp…
Trên đây là những thông tin về cách ghép cây bơ chi tiết và chính xác nhất mà Tin nhà nông đã tổng hợp được. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm về việc ghép bơ, từ đó có thể tạo ra những cây bơ ghép khỏe mạnh và cho năng suất cao.