Ăn sầu riêng là một trong những niềm yêu thích của nhiều người. Sầu riêng là món ăn dễ gây nghiện do mùi thơm đặc trưng và hương vị bùi, béo đầy hấp dẫn. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người thắc mắc về lượng dinh dưỡng có trong sầu riêng và lo lắng tới cân nặng khi chẳng may “thả cửa” ăn chúng.
Hãy cùng Tin nhà nông tham khảo những thông tin dưới đây để biết mình có thể ăn như thế nào khi không thể chối từ sự ma mị của món này nhé.
# Giải đáp: 1 múi sầu riêng bao nhiêu kcalo?
Với một quả sầu riêng trọng lượng trung bình từ 3-4kg, một múi sầu riêng thường vào khoảng 200gr.
Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng chuyên môn, cứ trong 100gr sầu riêng tươi chứa 180 kcal. Vậy 1 múi sầu riêng sẽ chứa khoảng 360kcal.
Các món ăn được chế biến có thành phần chính từ sầu riêng trung bình sẽ có lượng kcal như sau: 1 ly sinh tố bơ sầu riêng chứa khoảng 730 calo; 1 ly chè sầu riêng có khoảng 650 calo…
# Giá trị dinh dưỡng của sầu riêng như thế nào?
Không chỉ chứa năng lượng, trái sầu riêng được coi là “vua của các loại quả” vì nó chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Cụ thể là trong khoảng 243gr thịt sầu riêng sẽ chứa các chất như sau: Calo -437kcal; chất xơ- 9 gr; Carb-66 gr; Chất béo-13 gr; Protein-4 gr.
Cứ 243gr sầu riêng sẽ cung cấp khoảng: 38% vitamin B6; 80% vitamin C; 61% thiamine; 30% kali; 39% mangan; 29% riboflavin; 22% folate; 13% niacin; 25% đồng; 18% magie… giá trị dinh dưỡng một cơ thể người trưởng thành cần hàng ngày
Bên cạnh đó, trong phần cơm thịt của trái sầu riêng còn chứa các hợp chất có lợi cho cơ thể con người như polyphenol, flavonoid, anthocyanin, carotenoids.
Với thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy, sầu riêng là một trong số những loại trái cây bổ dưỡng nhất đối với con người. Chính vì thế mà không chỉ người dân bản địa các khu vực trồng sầu riêng, bất cứ ai từng nếm thử sầu riêng đều dễ dàng bị chinh phục dù trước đó họ chưa từng biết đến hoặc thậm chí sợ mùi của nó.
Cập nhật giá sầu riêng hôm nay mới nhất
# Ăn sầu riêng có tốt không?
Ăn sầu riêng có tốt không?
Với bảng thành phần dinh dưỡng trong trái sầu riêng nêu trên, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: Ăn sầu riêng có tốt không? Vấn đề bạn ăn như thế nào là hợp lý và cần quan tâm hơn.
Bên cạnh trái sầu riêng là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, các bộ phận của cây sầu riêng, bao gồm lá, vỏ, rễ cây cũng được điều chế thành các phương thuốc. Là loại cây được tìm thấy đầu tiên ở Malaysia, do đó đây cũng là nơi mà người dân sử dụng các bộ phận của cây sầu riêng để chữa một số bệnh như vàng da, tiêu hóa…
Các lợi ích của sầu riêng với sức khỏe:
Theo nghiên cứu, ăn sầu riêng thường xuyên với một lượng nhất định sẽ giúp cơ thể có được sức khỏe tốt với các lợi ích cụ thể sau:
Ăn sầu riêng có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch:
Theo nghiên cứu, các hợp chất nguồn gốc thực vật có trong trái sầu riêng có tác dụng ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch và giảm mức cholesterol… là tác nhân gây nên bệnh tim mạch. Vì thế, hãy tăng cường ăn một lượng vừa phải trái sầu riêng mỗi ngày để phòng bệnh tim mạch nhé.
Giảm nguy cơ mắc ung thư:
Các hợp chất trong trái sầu riêng có chứa nhiều các chất có tác dụng chống oxy hóa. Vì chống oxy hóa tốt nên chúng có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do – đó chính là nguyên nhân chính dẫn tới sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Theo nghiên cứu, các chất trong trái sầu riêng đặc biệt có thể góp phần ngăn ngừa ung thư vú lan rộng.
Kiểm soát lượng đường trong máu:
Bạn có thể thấy, chỉ số đường huyết không xuất hiện cụ thể trong bảng thành phần dinh dưỡng của trái sầu riêng mặc dù chúng có vị ngọt. Nó chỉ là 1 thành phần trong Carb ( carbonhydrate bao gồm lượng đường, tinh bột, chất xơ). Điều đó cho thấy lượng đường trong sầu riêng không cao so với các loại trái cây khác. Vì thế, sử dụng trái sầu riêng trong thành phần thực phẩm mỗi ngày giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh khác liên quan.
Chống nhiễm trùng:
Trái sầu riêng ngoài phần cơm thịt bên trong làm thực phẩm thì phần vỏ của nó cũng chưa đầy các dược chất. Các dược chất trong phần vỏ có đặc tính chống nấm men và kháng khuẩn. Do đó chúng được sử dụng trong chống nhiễm trùng vết thương.
# Ăn sầu riêng có béo không?
Ăn sầu riêng có bị béo lên không?
Đây là câu hỏi mà các chị em phụ nữ thường đặt ra mỗi khi có ý định ăn một món gì đó, nhất là với những người hơi mũm mĩm. Chúng ta cùng phân tích để biết ăn sầu riêng có béo không nhé:
Một người trưởng thành trung bình cần từ 2000-2400kcal/ngày cho các hoạt động hàng ngày. Theo đó, nếu ăn 3 bữa chính thì mỗi bữa chiếm từ 660 đến 800kcal/bữa. Còn nếu ăn 5 bữa thì con số có thể thay đổi từ 400 đến 480kcal.
Theo thông số đầu bài, trung bình 1 múi sầu riêng chứa 360kcal. Tức là nếu ăn làm 5 bữa thì chỉ 1 múi là đã gần đủ cho 1 bữa ăn của bạn. Còn nếu bạn ăn làm 3 bữa thì nó bằng ½ năng lượng cần thiết cho 1 bữa ăn. Bạn cần nắm rõ thông số này để đảm bảo nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể từ sầu riêng hợp lý nhé. Nếu bạn ăn đều đặn và có thể tính được lượng calo nạp vào cơ thể thì sẽ yên tâm về cân nặng của mình.
Ăn sầu riêng mà vẫn giữ dáng cũng như tốt cho sức khỏe:
Ăn với một khẩu phần vừa đủ: nếu bạn là người nghiện ăn sầu riêng mà vẫn muốn giữ được cân nặng và tốt cho sức khỏe thì cách tốt nhất là bạn nên chia nhỏ lượng sầu ăn mỗi lần trong ngày. Như vậy, bạn vẫn có thể được thỏa cơn nghiền mà cũng không bị nạp quá nhiều dinh dưỡng vào cho cơ thể.
Tuy nhiên, hãy nhớ, ăn với một khẩu phần vừa đủ cho 1 ngày thôi nhé, dù chia làm bao nhiêu bữa ăn.
Hạn chế ăn sầu riêng với các loại thực phẩm giàu năng lượng và chất béo khác như các sản phẩm từ sữa, cơm trắng, bánh mì…
Không nên lựa chọn sầu riêng làm thực phẩm chính trong bữa ăn chính. Chỉ nên lựa chọn nó là món cho bữa phụ. Hoặc lấy nó làm món tráng miệng. Buổi tối, nên hạn chế ăn sầu riêng, tránh bị khó tiêu hóa.
Để có thể đốt cháy năng lượng đã hấp thu khi thưởng thức sầu riêng, bạn nên luyện tập thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh.
Bạn nên kết hợp ăn sầu riêng với các loại rau xanh, đặc biệt với các loại trái cây có tính mát và ít năng lượng như cam, thanh long, dưa chuột…
Và để hệ tiêu hóa hoạt động tốt, khả năng trao đổi chất tốt giúp tiêu hao năng lượng nhanh, hãy uống nhiều nước sau khi ăn sầu riêng, bạn nhé.
# Các tác dụng phụ khi ăn sầu riêng:
Tác dụng phụ khi ăn sầu riêng không đúng cách:
Ngoài việc có thể gây tăng cân nếu ăn nhiều, người ăn sầu riêng cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn. Nếu bạn thấy không thoải mái sau khi ăn sầu riêng thì có thể là do:
Gây chứng khó tiêu khi ăn sầu riêng cùng rượu, bia:
Các hợp chất lưu huỳnh trong sầu riêng ức chế hoạt động của enzyme trong gan, do đó chúng cản trở quá trình phân hủy rượu, làm nồng độ cồn trong máu tăng cao, dẫn đến tim đập nhanh, buồn nôn…
Không kết hợp ăn sầu riêng với hải sản, thịt cừu, bò, bê…
Không kết hợp sầu riêng với các thực phẩm gây nóng, đặc biệt là gia vị như: ớt, tiêu, tỏi…
Những người không nên ăn sầu riêng:
Những người bị bệnh cao huyết áp, mắc các bệnh về thận không nên ăn sầu riêng vì chúng có chứa hàm lượng kali cao, gây ảnh hưởng đến thận và huyết áp.
Ai đang trong giai đoạn bị cảm lạnh cũng không nên ăn vì sầu riêng khi được nạp vào cơ thể lúc này gây đờm.
Người có hệ tiêu hóa kém, bị dạ dày nên hạn chế ăn sầu riêng vì chúng chứa nhiều chất, gây khó tiêu. Nếu có thể thì những người bị bệnh này nên ăn sầu riêng cùng với trái măng cụt để chúng hỗ trợ tiêu hóa cho nhau.
Phụ nữ có thai hay người mắc các bệnh viêm nhiễm không nên ăn sầu riêng vì chúng gây nóng, ảnh hưởng đến thai nhi hoặc gây viêm nhiễm nặng hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hàm lượng dinh dưỡng trong trái sầu riêng. Bạn hãy nắm rõ những chỉ số này để có thể ăn được thứ đặc sản tuyệt vời này mà không cần phải lo về cân nặng nhé!
Nếu cần thêm thông tin, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé.